Logistics Là Gì? Khám Phá Vai Trò Và Phân Loại Logistics
Thuật ngữ logistics trong những năm gần đây đã không còn quá xa lạ và trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy logistics là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về logistics với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé.
Logisstics là gì?
Logistics là gì? Khái niệm logistics
Các hoạt động logistics liên quan đến việc vận chuyển, lưu kho, xử lý hàng hóa và thông tin trong một chuỗi cung ứng. Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được chuyển đến đúng địa điểm, đúng thời điểm và với chi phí hợp lý.
Ngày nay, logistics đã trở thành một phần không thể thiếu mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo nhu cầu của con người được đáp ứng tốt nhất.
Tổng quan tình hình logistics ở việt nam hiện nay
Thực trạng ngành logistics ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với sự đổi mới công nghệ và đa dạng hóa dịch vụ. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thủ tục thuế quan, các kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng thúc đẩy sự phát triển của thị trường logistics trong bối cảnh kinh tế ngày càng toàn cầu hóa.
Tình hình logistics tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Khái niệm kho bãi trong logistics - Tổng hợp các loại kho bãi logistics
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải và cảng biển có thể gây ra trở ngại cho quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, nhà nước đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện hạ tầng và thuận lợi cho ngành logistics, như việc phát triển các khu vực công nghiệp và cảng biển.
Song song đó, xu hướng mua bán hàng online trở nên phổ biến mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tích cực giao thương quốc tế.
Vai trò của logistics
Logistic ngày càng đóng vai trò trung tâm của chuỗi cung ứng, dần trở thành yếu tố thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế và cũng là một hoạt động quan trọng đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ.
Vai trò của logistics là gì?
Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Hiện nay, giao thương giữa các doanh nghiệp không chỉ gói gọn ở từng quốc gia mà đã trở thành hoạt động toàn cầu. Điều này kéo theo nhu cầu về vận tải, dịch vụ vận chuyển, kho bãi cũng tăng nhanh. Từ đó, vai trò của logistics càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ với cầu nối là logistics mang đến nhiều cơ hội giúp nông dân và nhà sản xuất kết nối với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, logistics còn tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp từ các công việc như quản lý kho, vận chuyển, đến lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ khách hàng, tất cả đều sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh.
Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi sự linh hoạt và hiệu suất cao, sự phát triển của logistics có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Logistics giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển, lưu kho và xử lý trước khi đến tay khách hàng. Các khoản chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm, do đó nếu được tối ưu sẽ góp phần giảm giá bán hàng hóa, từ đó mang đến hiệu quả tốt trong kinh doanh.
Doanh nghiệp có hệ thống logistics hiệu quả góp phần đẩy nhanh quá trình trao đổi hàng hóa, kiểm soát tốt các yếu tố rủi ro trong quá trình vận chuyển, giảm thiểu sự cố và thiệt hại.
Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy và an toàn từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng, giúp tăng cường khả năng đáp ứng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phân loại logistics theo quá trình
Phân loại logistics theo quá trình bao gồm 3 loại cơ bản:
Logistics đầu vào (Inbound Logistics)
Liên quan đến việc quản lý và điều phối các hoạt động nhận hàng, kiểm soát chất lượng, lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm từ nhà cung ứng đến doanh nghiệp trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Đây chính là bước khởi đầu vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng.
Phân loại logistics
Logistics đầu ra (Outbound Logistics)
Bao gồm các hoạt động quản lý hàng tồn kho, đóng gói, và vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ như cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng cuối cùng một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (Reverse Logistics)
Là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc thu hồi, tái chế, và quản lý sản phẩm hoặc vật liệu sau khi chúng đã được sử dụng.
Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình kinh doanh có trách nhiệm với xã hội và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh doanh đối với môi trường.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi logistics là gì? Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực logistics và áp dụng những phương pháp hiệu quả cho chiến lược kinh doanh của mình.
>>> Xem thêm: Các loại kệ kho logistics phổ biến trong kho hàng hiện nay