Quản Trị Logistics Là Gì? Các Hoạt Động Trong Quản Trị Logistics

Lĩnh vực logistics đang ngày càng được quan tâm chú trọng nhiều hơn hiện nay vì những lợi ích của nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, để vận hành một hệ thống logistics hoàn chỉnh thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu sâu về việc quản trị logistics. Vậy quản trị logistics là gì? Các hoạt động quản trị logistics bao gồm những gì? Hãy cùng Au Viet Rack tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Quản trị logistics là gì?

Quản trị logistics là việc quản lý mọi khía cạnh trong logistics như lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và dự báo cho các hoạt động lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Quản trị logistics cần phải nắm bắt kịp thời thông tin của các hoạt động và những thông tin có liên quan khác từ đầu nguồn cung cấp cho đến người dùng cuối.
Xây dựng kế hoạch quản trị logistics chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa chi phí logistics nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng tốt luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Nhờ đó, chi phí logistics cũng sẽ giảm xuống đáng kể, giảm gánh nặng chi phí cho người mua cũng như góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hoạt động quản trị logistics là gì? Quản trị logistics hiệu quả giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Các hoạt động trong quản trị logistics

Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là những dịch vụ đi kèm để làm tăng trải nghiệm cho khách hàng, tạo ra giá trị gia tăng để khách hàng cảm thấy được nhận nhiều hơn so với chi phí họ bỏ ra để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Dịch vụ này thường diễn ra giữa ba bên là nhà cung cấp, khách hàng và bên thứ ba có thể là nhà thầu hoặc môi giới.
Dịch vụ khách hàng là một cách tuyệt vời để giữ chân khách hàng, tạo được ấn tượng tốt và tăng lượng khách hàng trung thành. Để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp chỉ cần thêm một số dịch vụ nhỏ với chi phí tiết kiệm nhưng hữu ích với khách hàng. Họ sẽ cảm thấy dịch vụ đi kèm có giá trị đáng kể, về phía doanh nghiệp cũng sẽ không bị hao tổn nhiều chi phí cho dịch vụ khách hàng.

Dịch vụ khách hàng trong quản trị logistics Dịch vụ khách hàng mang lại nhiều khách hàng trung thành hơn

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin là mạng lưới trao đổi thông tin ở tất cả các phòng ban, các bộ phận và những hoạt động khác đang được tổ chức quản lý. Hệ thống này bao gồm thông tin nội bộ (doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp,…), thông tin liên quan tới từng bộ phận chức năng (logistic kỹ thuật, kế toán, quản trị sản xuất, marketing,…), thông tin tại từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho bãi, vận tải,…). Kiểm soát thông tin chặt chẽ sẽ giúp nắm bắt kịp thời tình trạng hoạt động, tiến độ thực hiện kế hoạch và phát hiện sớm những thiếu sót, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mạng và máy tính ngày càng được cải tiến và các phần mềm hỗ trợ quản trị logistics cũng ra đời. Khi áp dụng hiệu quả công nghệ vào trong hệ thống thông tin, việc quản lý sẽ trở nên nhanh chóng và ít bị sai sót hơn.

Hệ thống thông tin trong quản trị logistics Hệ thống thông tin cần phải thống nhất và được cập nhật liên tục

Dự trữ trong quản trị logistics

Dự trữ luôn là một điều cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm để đáp ứng nguồn cung thị trường. Mỗi giai đoạn trong sản xuất đều được tích lũy lại một phần sản phẩm và nguyên vật liệu ở công đoạn đó để phục vụ cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời với những biến động bất thường trên thị trường như cầu tăng cao đột ngột khiến doanh nghiệp không sản xuất kịp hoặc cầu giảm là hàng hóa bị ùn ứ.

Dự trữ trong logistics Dự trữ giúp quá trình sản xuất không bị gián đoạn

Quản trị vật tư

Nguồn vật tư đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, là đầu vào của chuỗi cung ứng. Để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cần có nguồn vật tư tốt và ổn định. Giá
thành của sản phẩm cũng phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vật tư bởi nếu nguyên vật liệu sản xuất đắt đỏ hoặc tăng giá đột ngột sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chi phí nguồn vật tư tăng kéo theo chi phí sản xuất sản phẩm cũng tăng, nếu thành phẩm bán bên ngoài thị trường tăng giá theo sẽ làm giảm lượt mua và khách hàng có thể chuyển qua dùng sản phẩm của đối thủ. Sự thiếu hụt nguồn vật tư cũng sẽ gây trì trệ trong sản xuất hoặc có thể phải ngừng sản xuất làm giảm doanh thu nghiêm trọng.
Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín nhất, có nguồn hàng dồi dào, ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, cần phải có liên hệ với một số nhà cung cấp khác để đề phòng trường hợp nhà cung cấp hiện tại có vấn đề.
Đối với những loại vật tư có sẵn thì doanh nghiệp cũng cần phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng còn sử dụng được. Việc lập kế hoạch quản trị nguồn vật tư giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn khi phát sinh vấn đề sản xuất.

Vận tải trong quản trị logistics

Để mọi hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra trơn tru thì tất nhiên không thể thiếu khâu vận chuyển. Quản trị vận tải thông minh giúp rút ngắn được nhiều giai đoạn dư thừa, hàng hóa sẽ được di chuyển đến điểm tiêu thụ nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí hơn. Từ đó làm tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Hoạt động vận tải trong quản trị logistics Vận tải là linh hồn của công tác quản trị logistics

Kho bãi trong quản trị logistics

Kho bãi là nơi chứa đựng tất cả hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm nguồn vật tư, nguyên liệu thô, thành phẩm và bán thành phẩm. Tại đây, hàng hóa sẽ được tập kết, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, sau khi có kế hoạch xuất hàng tiếp theo sẽ được đóng gói và di chuyển đến nơi khác. Vì vậy kho bãi được xem là một bộ phận quan trọng trong logistics, không những giúp bảo toàn chất lượng hàng hóa, dự trữ nguồn vật tư, nguyên vật liệu mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ tất cả các thông tin về tình trạng, ngày nhập hàng, hạn sử dụng, vị trí của các lô hàng.

Kho bãi trong quản trị logistics Kho bãi giúp doanh nghiệp có thời gian lên kế hoạch phân bổ cho các lô hàng

>>> Tìm hiểu về các loại kho bãi trong logistics

Quản trị chi phí

Mỗi hoạt động trong logistics đều cần những khoản chi phí nhất định để vận hành. Chi phí càng cao sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí vào cho mỗi sản phẩm, khi đến tay người mua sẽ giảm sức hút vì sản phẩm có giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, việc cắt xén nhiều loại chi phí một cách không hợp lý sẽ gây tăng chi phí ở những công đoạn khác, hoặc làm giảm tiến trình hoạt động của logistics và giảm chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý chi phí rất quan trọng, quyết định được việc quản lý chuỗi cung ứng có thực sự hiệu quả hay không. Doanh nghiệp nên có kế hoạch dự báo trước những khoản chi phí cần thiết và tổng hợp lại để cân nhắc giảm tối đa phần tiền chi trả cho mỗi công đoạn mà không làm ảnh hưởng đến những khía cạnh khác.

quản trị chi phí trong quản trị logistics Quản trị chi phí giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ nội dung quản trị logistics cơ bản hiện nay. Để vận hành thật hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phải đảm đương rất nhiều thứ nên có thể cân nhắc đến việc thuê những đơn vị logistics chuyên nghiệp bên ngoài. Quản trị logistics thông minh không chỉ làm giảm nhẹ chi phí cho doanh nghiệp mà còn nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách hàng.

>>> Tham khảo: các mẫu kệ chuyên dùng cho kho logistics

Nội dung bài viết X
Về đầu trang
Liên hệ